Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phần mở đầu Thuyết minh báo cáo tài chính
I- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1- Hình thức sở hữu vốn : Tư nhân
2- Lĩnh vực kinh doanh : Lươngthực - Thực phẩm và thực phẩm công nghiệp
3- Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai, hàng tiêu dùng ngành nước uống

II- Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1- Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01 – 01 – 2005 kết thúc vào ngày 31 - 12 – 2005.
2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam

III- Chế độ kế toán áp dụng
1- Chế độ kế toán áp dụng : Chế độ Kế toán Việt Nam
2- Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ

IV- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam
Báo cáo tài chính năm được lập và trình bày tuân thủ các quy định của chuẩn mực kế t óan số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính” và chế đội kế toán hiện hành do Bộ Tài chính ban hành.

V- Các chính sách kế toán áp dụng
1- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm:
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Quy đổi ra tiền đồng Việt Nam
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán : Tỷ giá thực tế

2- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : Theo giá thực tế mua hàng
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Áp dụng theo chuẩn mực kế toán số 02 – “Hàng tồn kho” của Bộ tài chính

3- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác:
- Nguyên tắc ghi nhận : Các khoản thu thương mại được ghi nhận khi xác định doanh thu theo chuẩn mực số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác”, đối với các khoản thu khác được ghi nhận tại thời điểm phát sinh.
- Lập dự phòng phải thu khó đòi : Khi xác định khoản phải thu là chắc chắn không thu được thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo chuẩn mực số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác” quy định và theo chế độ tài chính hiện hành.

4- Nguyên tắc xác định khoản phải thu, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng:
- Nguyên tắc xác định khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng : Không có
- Nguyên tắc xác định khoản phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng : Không có

5- Ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Theo giá thực tế hình thành tài sản
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Theo đường thẳng

6- Hợp đồng thuê tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ thuê tài chính : Việc ghi nhận nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 06 – “Thuê tài sản”. Sau thời điểm đó thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 03 – “TSCĐ hữu hình”
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính : Chính sách khấu hao tài sản thuê tài chính nhất quán với chính sách khấu hao TSCĐ cùng loại thuộc sở hữu của Doanh nghiệp theo chuẩn mực số 03 “TSCĐ hữu hình”. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

7- Ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư:
- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư : Bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau theo chuẩn mực kế toán số 05 – “ Bất động sản đầu tư”:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; và
b. Nguyên giá của bất động sản đầu tư được xác nhận một cách đáng tin cậy.
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư : Sau khi được ghi nhận là tài sản, bất động sản được khấu hao theo chuẩn mực Kế toán số 03 – “ TSCĐ hữu hình” và chuẩn mực số 04 – “TSCĐ vô hình”. Phương pháp khấu hao : Theo đường thẳng.

8- Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác:
- Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay : Có phân biệt từng khoản vay chi phí đi vay được vốn hóa khi có đủ điều kiện theo quy định Chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay”
- Tỷ lệ vốn hóa chi phí đi vay được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ : Không.
- Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí khác:
+ Chi phí trả trước : Là khoản chi phí trả trước chi phí đi vay có đủ điều kiện được vốn hóa khi có đủ điều kiện theo quy định Chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay” và theo chế độ kế toán hiện hành.

+ Chi phí khác : Những khoản chi phí khác có đủ điều kiện được vốn hóa theo quy định Chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay” và theo chế độ kế toán hiện hành.

- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước : Phương pháp đường thẳng
- Phương pháp phân bổ lợi thế thương mại : Không có

9- Nguyên tắc kế toán chi phí nghiên cứu và triển khai : Thực hiện theo từng dự án cụ thể đã được phê duyệt.

10- Kế toán các khoản đầu tư tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết : Chưa có
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn : Theo sô tiền thực trả khi mua chứng khoán bao gồm cả chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua chứng khoán theo chuẩn mực kế toán số 07 – “Kế toán các khoản đầu tư và công ty liên kết” và các chế độ kế toán hiện hành.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác : Theo giá gốc.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn : Cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của chứng khoán đầu tư dài hạn bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, công ty lập dự phìng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn. Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn phải theo quy định của chuẩn mực kế toán và cơ chế quản lý tài chính.

11- Kế toán các hoạt động liên doanh : Chuẩn mực kế toán số 08 – “Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh”.

12- Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác : Khoản phải trả thương mại và phải trả khác được ghi nhận khi công ty phát sinh nghĩa vụ nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý nhưng chưa thanh toán vào thời điểm phát sinh, hoặc nhận trước tiền của khách hàng nhưng chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình.

13- Ghi nhận chi phí phải trả, trích trước chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hành sản phẩm, trích qũi dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Chi phí phải trả : Được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 07 – “Kế toán các khoản đầu tư và công ty liên kết”, chuẩn mực kế toán số 16 – “Chi phí đi vay”, các khoản trích trước vào chi phí SXKD phù hợp với doanh thu phát sinh trong kỳ theo chuẩn mực số 01 – “Chuẩn mực chung”.
- Chi phí sửa chữa lớn : Theo kế hoạch sửa chữa lớn hằng năm
- Chi phí bảo hành sản phẩm : Được ghi nhận sau ngày giao sản phẩm có bảo hành và chỉ được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn.
- Trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Trích lập vào cuối niên độ kế toán và thực hiện teo thông tư 82/2003/TT-BTC (14/8/2003) của Bộ Tài chính.

14- Ghi nhận các khoản chi phí trả trước, dự phòng.
- Ghi nhận các khoản chi phí trả trước: Được thực hiện theo chuẩn mực số 05 – “Bất động sản đầu tư”, Chuẩn mực số 06 – “Thuê tài sản”, chuẩn mực số 10 – “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và chuẩn mực số 16 – “Chi phí đi vay”
- Ghi nhận các khoản chi phí dự phòng : Theo chuẩn mực số 02 – “Hàng tồn kho”, chuẩn mực số 10 – “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và chuẩn mực số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác”

15- Ghi nhận các trái phiếu có thể chuyển đổi : Chưa có

16- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái : Theo tỷ giá thời điểm tại ngân hàng giao dịch và thực hiện theo chuẩn mực số 10 – “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”.

17- Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Ghi nhận và trình bày cổ phiếu mua lại : Chưa có
- Ghi nhận cổ tức : sau khi có Nghi quyết của Hội đồng quản trị công ty
- Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ các qũy từ lợi nhuận sau thuế : Theo điều lệ của Doanh nghiệp.

18- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính: Áp dụng theo quy định của chuẩn mực số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác” và chuẩn mực số 01 – “Chuẩn mực chung”.

19- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng : Không có
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng : Không có

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Hạch toán giá tri chi phí nhà thầu phụ

khi công trình chưa kết thúc còn đang trong quá trình dở dang ta hạch tóan phần giá trị mà nhà thầu phụ xuất hóa đơn No Tk 627,1331/Co Tk 131 theo giá trị từng hạng mục công trình. Cuối kỳ kết chuyển tòan bộ Tk 627 sang Tk 154 của công trình đó ( nên theo dõi chi tiết). Khi quyết tóan công trình kết chuyển tòan Tk 154 sang Tk 632 rồi xách định lãi lỗ so với giá giao thầu.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

HẠCH TOÁN KHI HÓA ĐƠN VỀ SAU

Các trường hợp hạch tóan khi hóa đơn về sau
khi nhập hàng hóa nguyên vật liệu chưa có hóa đơn về cùng, căn cứ vào biên bản giao nhận ( đơn giá trên hợp đồng ) để xác định giá tạm tính ta hạch tóan
Nợ TK 152,156/Co Tk 331 (giá tạm tính)
khi xuất bán/dùng hàng hóa NVL ta hạch tóan
No Tk 621,632/Co Tk 152,156 = giá tạm tính
khi hóa đơn về
nếu không có chênh lệch gì với giá tạm tính ở trên
khi đó ta chỉ hạch tóan phần VAT
No Tk 1331/Co Tk 331 = gía trị VAT trên hóa đơn
nếu có chênh lệch về giá tạm tính
TH: giá trị trên hóa đơn lớn hơn giá tạm tính
ghi NoTk 152,156/CoTk 331 = giá trị chênh lệch
No Tk 621,632/Co Tk152, 156 = giá chênh lệch ( xuất thêm )
TH: giá trị trên hóa đơn nhỏ hơn giá tạm tính ta ghi
ghi NoTk 331/Co 152,156 = ghi âm giá trị chênh lệch ( trong phần giễn giải bút tóan ghi: hạch tóan điều chỉnh giá trị hàng nhập kho, giảm công nợ đã ghi nhận của cty ABC nhà cung cấp)

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Hàm LOGEST()



Dựa vào bảng minh họa cho biết thứ tự thống kê hồi quy phụ trả về, suy ra được các trị m1, m2 và b như ở các ô E15:F17.

Áp dụng phương trình của đường cong trong hồi quy tuyến tính bội, với x1 = 12 và x2 = 25, bằng công thức tại ô A13:

A13 = F17 * (F16^B13) * (F15^C13) = 279.720291 ≈ 280

Vậy khi x1 = 12 và x2 = 25 thì có thể dự báo được y = 280

Hàm LOGEST()



Trong phân tính thống kê, LOGEST tính đường cong hàm mũ phù hợp với dữ liệu được cung cấp, rồi trả về một mảng các giá trị mô tả đường cong đó. Do kết quả trả về là một mảng, nên LOGEST() thường được nhập với dạng công thức mảng.

Phương trình của đường cong trong hồi quy tuyến tính đơn là:

Phương trình của đường cong trong hồi quy tuyến tính bội là:

Trong đó, trị phụ thuộc y là hàm của các trị độc lập x, các trị m là các hệ số tương ứng với mỗi giá trị x, và b là hằng số (const). Nhớ rằng y, x, m cũng có thể là các vectơ. Mảng mà LOGEST() trả về là:


Cú pháp: = LOGEST(known_y's, known_x's, const, stats)

Known_y's : Một tập hợp các giá trị y đã biết, trong mối quan hệ y = b*m^x.

- Nếu mảng known_y's nằm trong một cột, thì mỗi cột của known_x's được hiểu như là một biến độc lập.

- Nếu mảng known_y's nằm trong một dòng, thì mỗi dòng của known_x's được hiểu như là một biến độc lập.


Known_x's : Một tập hợp tùy chọn các giá trị x đã biết, trong mối quan hệ y = b*m^x.

- Mảng known_x's có thể bao gồm một hay nhiều biến. Nếu chỉ một biến được sử dụng, known_x's và known_y's có thể có hình dạng bất kỳ, miễn là chúng có kích thước bằng nhau. Nếu có nhiều biến được sử dụng, known_y's phải là một vectơ (là một dãy, với chiều cao là một dòng, hay với độ rộng là một cột)

- Nếu bỏ qua known_x's, known_x's sẽ được giả sử là một mảng {1, 2, 3, ...} với kích thước bằng với known_y's.


Const : Là một giá trị logic cho biết có nên cho hằng số b bằng 1 hay không

- Nếu const là TRUE (1) hoặc bỏ qua, b được tính bình thường.

- Nếu const là FALSE (0), b được gán bằng 0, và các giá trị m sẽ được điều chỉnh để y = m^x.


Stats : Là một giá trị logic cho biết có trả về thống kê hồi quy phụ hay không

- Nếu stats là FALSE (0) hoặc bỏ qua, LOGEST() chỉ trả về các hệ số m và hằng số b.

- Nếu stats là TRUE (1), LOGEST() trả về thống kê hồi quy phụ, và mảng được trả về sẽ có dạng:

Thống kê hồi quy phụ như sau:

Bảng minh họa sau đây cho biết thứ tự thống kê hồi quy phụ trả về:

Lưu ý:

* Đồ thị dữ liệu càng giống đường cong hàm mũ, đường tính được càng giống với dữ liệu. Như hàm LINEST(), hàm LOGEST cũng trả về một mảng các giá trị để mô tả mối quan hệ giữa các giá trị đó; sự khác biệt giữa hai hàm này là, LINEST() dùng cho đường thẳng, còn LOGEST() dùng cho đường cong hàm mũ.

* Khi chỉ có một biến độc lập x, có thể tìm hệ số góc m và trị b trên trục y (tung độ) một cách trực tiếp bằng cách dùng các công thức sau đây:

Hệ số góc m: = INDEX(LOGEST(known_y's, known_x's), 1)

Điểm cắt (hay tung độ) b: = INDEX(LOGEST(known_y's, known_x's), 2)

Cũng có thể dùng phương trình y = b*m^x để dự đoán giá trị tương lai của y, tuy nhiên Excel đã cung cấp hàm GROWTH() để làm điều này rồi.

* Khi nhập hằng mảng cho đối số, như known_y's chẳng hạn, dùng dấu phẩy để phân cách các trị trên cùng một dòng, và dấu chấm phẩy để phân cách các dòng khác nhau. Nhưng cần chú ý là các ký tự phân cách (dấu phẩy và dấu chấm phẩy) còn tùy thuộc vào các thiết lập trong hệ thống bạn đang sử dụng (các thiết lập cho List seperator trong Customize Regional Opitions của Control Panel).

* Chú ý rằng các trị y dự đoán được từ phương trình hồi quy có thể không đúng nếu vượt ra ngoài dãy giá trị dùng để xác định hàm.

* Các phương pháp kiểm tra phương trình bằng LOGEST() cũng tương tự như các phương pháp dùng cho LINEST(). Tuy nhiên, thống kê mà LOGEST() trả về lại dựa vào mô hình tuyến tính sau:

Nên nhớ điều này khi tính toán các thống kê hồi quy phụ, đặc biệt là các trị sei và seb, vì chúng được so sánh với ln mi và ln b, chứ không phải là so sánh với mi và b.


Ví dụ:

Có một bảng dữ liệu sau. Với số liệu này, dự báo giá trị y khi x1 = 12 và x2 = 25 ?

Ở đây giả sử các đại lượng y, x1 và x2 có mối quan hệ hàm mũ với nhau:

Cách giải:

Chọn khối cell A15:C19, gõ công thức mảng:

= LOGEST(A2:A12, B2:C12, 1, 1)

Ta sẽ có kết quả như hình sau:

Dựa vào bảng minh họa cho biết thứ tự thống kê hồi quy phụ trả về, suy ra được các trị m1, m2 và b như ở các ô E15:F17.

Áp dụng phương trình của đường cong trong hồi quy tuyến tính bội, với x1 = 12 và x2 = 25, bằng công thức tại ô A13:

A13 = F17 * (F16^B13) * (F15^C13) = 279.720291 ≈ 280

Vậy khi x1 = 12 và x2 = 25 thì có thể dự báo được y = 280


Hàm TREND()

Trả về các trị theo xu hướng tuyến tính. Làm cho một đường thẳng (dùng phương pháp bình phương tối thiểu) thích hợp với các mảng known_y's và known_x's, và TREND() trả về các giá trị y theo đường thẳng đó.

TREND() là một hàm cho ra kết quả là một mảng, do đó nó phải được nhập ở dạng công thức mảng.


Cú pháp: = TREND(known_y's, known_x's, new_x's, const)

Known_y's : Một tập hợp các giá trị y đã biết, trong mối quan hệ y = mx + b.

- Nếu mảng known_y's nằm trong một cột, thì mỗi cột của known_x's được hiểu như là một biến độc lập.

- Nếu mảng known_y's nằm trong một dòng, thì mỗi dòng của known_x's được hiểu như là một biến độc lập.


Known_x's : Một tập hợp tùy chọn các giá trị x đã biết, trong mối quan hệ y = mx + b.

- Mảng known_x's có thể bao gồm một hay nhiều tập biến. Nếu chỉ một biến được sử dụng, known_x's và known_y's có thể có hình dạng bất kỳ, miễn là chúng có kích thước bằng nhau. Nếu có nhiều biến được sử dụng, known_y's phải là một vectơ (là một dãy, với chiều cao là một dòng, hay với độ rộng là một cột)

- Nếu bỏ qua known_x's, known_x's sẽ được giả sử là một mảng {1, 2, 3, ...} với kích thước bằng với known_y's.


New_x's : Là các giá trị x mới, dùng để TREND() trả về các giá trị y tương ứng.

- New_x's phải gồm một cột (hay một dòng) cho mỗi biến độc lập, giống như known_x's. Vì thế, nếu known_y's nằm trong một cột đơn, thì known_x's và new_x's phải có cùng số lượng các cột; nếu known_y's nằm trên một dòng đơn, thì known_x's và new_x's phải có cùng số lượng các dòng.

- Nếu bỏ qua new_x's, new_x's sẽ được giả sử giả sử là giống như known_x's.

- Nếu bỏ qua cả known_x's và new_x's sẽ được giả sử là mảng {1, 2, 3, ...} với kích thước bằng với known_y's.


Const : Là một giá trị logic cho biết có nên ép hằng số b để nó bằng 0 hay không (trong mối quan hệ y = mx + b).

- Nếu const là TRUE (1) hoặc bỏ qua, b được tính bình thường.

- Nếu const là FALSE (0), b được gán bằng 0, khi đó các giá trị m sẽ được điều chỉnh để y = mx.


Lưu ý:

* Có thể dùng TREND() để làm thích hợp các đường cong đa thức bằng việc quy vào biến có nhiều lũy thừa khác nhau. Ví dụ, giả sử cột A chứa các trị y và cột B chứa các trị x. Khi đó có thể nhập x^2 trong cột C, x^3 trong cột D, v.v... và tính hồi quy các cột B, C, D... theo cột A.

* Khi nhập hằng mảng cho đối số, như hằng mảng cho known_y's chẳng hạn, dùng dấu phẩy để phân cách các trị trên cùng dòng, và dấu chấm phẩy để phân cách các dòng.


Ví dụ 1:

Đây mà một bảng dữ liệu về lợi tức từ tháng thứ nhất đến tháng thứ mười hai của một đơn vị. Xem hai ví dụ về hàm TREND() như sau:

Để tìm giá trị tương ứng với các giá trị đã có, chọn cả khối cell C2:C13, nhập công thức mảng:

{=TREND(B2:B13, A2:A13)}

Để tìm các giá trị lợi tức dự đoán cho các tháng từ 13 đến 17, chọn khối cell B15:B19, nhập công thức mảng:

{=TREND(B2:B13, A2:A13, A15:A19)}


Ví dụ 2: Đây là ví dụ đã nói đến trong bài Hàm FORECAST()

Dựa vào bảng phân tích lợi nhuận dựa theo giá thành ở bảng sau. Hãy ước lượng mức lợi nhuận khi giá thành = $270,000 ?

Thay vì dùng hàm FORECAST(), ta có thể dùng TREND():

A11 = TREND(A2:A10, B2:B10, B11) = $288,811

Qua ví dụ này, ta thấy rằng, dùng hàm TREND() hay hàm FORECAST() cũng sẽ có kết quả tương đương. Hai hàm này chỉ khác nhau ở chỗ đặt giá trị dùng để dự đoán trong công thức, TREND() thì đặt giá trị này (new_x's) ở cuối, còn FORECAST() thì đặt giá trị này (x) ở đầu.

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

CÁC HÀM THƯỜNG DÙNG TRONG EXCEL

CÁC HÀM THƯỜNG DÙNG TRONG EXCEL

Tin học văn phòng
Để giúp cho những bạn mới làm quen với Excel, mình xin trình bày một số hàm thông dụng sau:
Hàm LEFT, Hàm RIGHT, Hàm MID, Hàm LEN, Hàm VALUE, Hàm PRODUCT, Hàm MIN, Hàm MAX, Hàm AVERAGE, Hàm SUM, Hàm IF, Hàm VLOOKUP, Hàm HLOOKUP, Hàm INDEX, Hàm MATCH,...

1. Hàm LEFT

Hàm LEFT cho kết quả là chuỗi con bên trái của một chuỗi cho trước với số lượng ký tự được chỉ định trước.

Cú pháp: LEFT(text,num_chars)
Các tham số:

- Text: Là chuỗi cho trước (ký tự trắng vẫn kể là một ký tự)
- Num_chars: Số lượng ký tự cần lấy

VD

= LEFT(“Saigon – Ho Chi Minh Ville”,20) = Saigon - Ho Chi Minh

2. Hàm RIGHT

Hàm RIGHT cho kết quả là chuỗi con bên phải của một chuỗi cho trước với số lượng ký tự được chỉ định trước.

Cú pháp: RIGHT(text,num_chars)

Các tham số: Tương tư hàm LEFT

VD

= RIGHT(“Saigon – Ho Chi Minh Ville”,17) = Ho Chi Minh Ville

3. Hàm MID

Hàm MID cho kết quả là chuỗi con của một chuỗi cho trước trên cơ sở vị trí và số ký tự được xác định trước.

Cú pháp: MID(text,start_num,num_chars)

Các tham số:
- Text và num_chars: Tương tự như ở hàm LEFT, RIGHT
- Start_num: Vị trí của ký tự bắt đầu (ký tự đầu tiên là 1, ký tự thứ hai là 2, …)

VD
[Only registered and activated users can see links]

= MID(A3,2,3) = VCD.
= MID(A2,6,8) = Sony 14"

4. Hàm LEN

Hàm LEN đo chiều dài của chuỗi (text). Mỗi ký tự được tính là 1 đơn vị, kể cả ký tự trắng (khoảng cách giữa hai ký tự hoặc hai từ). Text phải được đặt trong dấu ngoặc kép (“”).

Cú pháp: LEN(text)

Ví dụ:

= LEN(“informatics”) = 11.
= LEN(“Long Xuyen city”) = 15

5. Hàm VALUE

Hàm VALUE đổi chuỗi chứa số (text) thành giá trị số. Text phải được đặt trong dấu ngoặc kép (“”).

Cú pháp: VALUE(text)

Ví dụ:
= Value(“$1000000”) = 1.000.000.
= Value(“1001 dem”) = #VALUE!
= Value(left(“1001 dem”,4)) = 1000

6. Hàm PRODUCT

Hàm PRODUCT cho kết quả là tích của các số được cho là đối số.

Cú pháp: PRODUCT(number1,number2,…)

Tham số: Number1, number2, … là các số từ 1 đến 30 mà ta muốn tính tích.
Nếu một đối số là mảng hoặc tham chiếu thì chỉ có các số trong mảng hoặc tham chiếu mới được đếm. Các Cell trống, giá trị logic hoặc text trong mãng hoặc tham chiếu được bỏ qua.

Ví dụ:

[Only registered and activated users can see links]

= PRODUCT(B2,B3,B4)
= PRODUCT(B2:B4) = 80
= PRODUCT(A2:B5) = 80
= PRODUCT(A2:B6) = #N/A

7. Hàm MIN

Hàm MIN cho kết quả là giá trị bé nhất trong các đối số được chỉ định

Cú pháp: MIN(number1,number2, …)

Các tham số: number1, number2, … là những giá trị số.

Ví dụ:
= MIN(4,8,9,10,3,5) = 3

8. Hàm MAX

Hàm MAX cho kết quả là giá trị lớn nhất trong các đối số được chỉ định

Cú pháp: MAX(number1,number2, …)

Các tham số: number1, number2, … là những giá trị số.

Ví dụ:
= MAX(4,8,9,10,3,5) = 10

9. Hàm AVERAGE

Hàm AVERAGE cho kết quả là giá trị trung bình số học của các đối số.

Cú pháp: AVERAGE(number1,number2, …)

Các tham số: tương tự hàm MIN và MAX.

Ví dụ:
= AVERAGE(5,7,6) = 6.
= AVERAGE(10,15,9) = 11,33

10. Hàm SUM

Hàm SUM cho kết quả là tổng các đối số trong một khối hoặc một tham chiếu hoặc một danh sách.

Cú pháp: SUM((number1,number2, …)

Các tham số: tương tự hàm MIN và MAX.

Ví dụ:

[Only registered and activated users can see links]

= SUM(B2:B4) = 13.
= SUM(7,10,9) = 26

11. Hàm IF

Hàm IF dùng để trắc nghiệm điều kiện để chọn một trong hai giá trị. Nếu điều kiện đúng thì chọn giá trị 1, ngược lại chọn giá trị 2.

Cú pháp: IF(logicaltest,truevalue,falsevalue)

Các tham số:

- Logicaltest: Điều kiện dùng để trắc nghiệm (xác định điều kiện này là đúng hay sai).
- Truevalue: Là kết quả của hàm IF nếu logicaltest đúng
- Falsevalue: Là kết quả của hàm IF nếu logicaltest sai

Ví dụ:

[Only registered and activated users can see links]

= IF(B2>=4,“DUNG”,“SAI”) = DUNG.
= IF(B2>=5,“DUNG”,“SAI”) = SAI

12. Hàm VLOOKUP:

Hàm Vlookup tìm kiếm một giá trị trong cột bên trái ngoài cùng của bảng (table_array), rồi cho ra giá trị trong cùng hàng tính từ một cột (col_index_number) mà ta chỉ định trong bảng.

Hoặc hàm Vlookup lấy giá trị của Cell dò (lookup_value) trong cột đầu tiên của khối (table_array), khi gặp mã số tương ứng ở Cell nào thì lệch sang cột được chỉ định (col_index_num) để lấy giá trị trong Cell đó (cùng hàng).

Cú pháp: VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,ran ge_lookup)

Các tham số của hàm:

- Lookup_value: Là giá trị phải được dò tìm trong cột đầu tiên của table_array. Lookup_value có thể là một giá trị, một tham chiếu hoặc một chuỗi ký tự (không phân biệt chữ hoa hay chữ thường). Nếu lookup_value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên của table_array thì hàm Vlookup cho ra giá trị lỗi #N/A (Not Available, bất khả thi).

- Table_array: Là một bảng thông tin, qua đó dữ liệu được tìm kiếm. Table_array có thể là một dãy hoặc một tên. Đặt Table_array trong giá trị tuyệt đối ($A$1:$D$20).

- Col_index_num: Là số thứ tự của cột nằm trong table_array. Số thứ tự này phải lớn hơn hoặc bằng 2. Ví dụ: Col_index_num=2 sẽ cho giá trị trong cột thứ hai của table_array, Col_index_num=3 sẽ cho giá trị trong cột thứ ba của table_array, …

(Nếu Col_index_num=0 thì hàm Vlookup cho ra giá trị lỗi #VALUE, nếu Col_index_num=1 thì kết quả dò tìm là chính nó, nếu Col_index_num lớn hơn số lượng cột trong table_array thì hàm Vlookup cho ra giá trị lỗi #REF!)

- Range_lookup: Là một giá trị (0 hoặc 1) hay giá trị logic (false hoặc true) cho biết ta có muốn tìm một liên kết chính xác hay không. Nếu không chỉ định range_lookup thì mặc nhiên là 1 hay true.

+ Nếu Range_lookup=1 (true): Cột đầu tiên của table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần (… -2, -1, 0, 1, 2 hoặc A, B, …Z hoặc False, True), ngược lại có thể hàm Vlookup sẽ cho giá trị không đúng.

Nếu hàm Vlookup không tìm thấy lookup_value và range_lookup=1 (true) thì nó sử dụng giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn hoặc bằng lookup_value.
+ Nếu range_lookup=0 (false): Cột đầu tiên trong table_array không cần sắp xếp theo thứ tự nào cả. Trường hợp này được sử dụng phổ biến nhất.

Nếu hàm Vlookup không tìm thấy lookup_value và range_lookup=0 (false) thì nó cho giá trị lỗi #N/A.

Ví dụ:
[Only registered and activated users can see links]

= VLOOKUP(A1,A1:C5,3,0) = 150 (Danh sách không cần sắp theo thứ tự)

= VLOOKUP(“VL”,A1:C5,2,0) = 70
= VLOOKUP(“CM”,A1:C5,2,0) = #N/A

Hàm VLOOKUP tìm giá trị theo cột.

13. Hàm HLOOKUP:

Hàm HLOOKUP tìm kiếm một giá trị ở hàng trên cùng của bảng (table_array) hoặc một mảng các giá trị, rồi cho ra giá trị trong cùng cột tính từ một hàng (row_index_num) mà ta chỉ định trong bảng hoặc mảng.

Cú pháp: HLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,ran ge_lookup)
Hoặc hàm HLOOKUP lấy giá trị của Cell dò (lookup_value) trong hàng đầu tiên của khối (table_array), khi gặp mã số tương ứng ở Cell nào thì lệch xuống hàng được chỉ định (row_index_num) để lấy giá trị trong Cell đó (cùng cột).

Các tham số của hàm: tương tự như hàm Vlookup.

Ví dụ:
[Only registered and activated users can see links]

= HLOOKUP(A1,A1:C4,3,0) = HLOOKUP(“AG”,A1:C4,3,0) = 150
= HLOOKUP(B1,A1:C4,4,0) = HLOOKUP(“VL”,A1:C4,4,0) = 90
= HLOOKUP(“BL”,A1:C4,3,0) = #N/A

Hàm HLOOKUP tìm giá trị theo hàng.

14. Hàm INDEX:

Hàm Index cho kết quả là giá trị của một Cell được chỉ định bởi rownum và colnum bên trong array.

Cú pháp: INDEX(array,rownum,colnum)

Các tham số của hàm:

- Array: Là một mảng chứa các thông tin cần tìm, cột/dòng đầu tiên là 1.
- Rownum: Số thứ tự của một dòng trong array.
- Colnum: Số thứ tự của một cột trong array.

Ví dụ:

[Only registered and activated users can see links]

=INDEX (A1 : D3,1,2)=10.
=INDEX (A1 : D3,2,3)=17.
=INDEX (A1 : D3,3,4)=18

15. Hàm MATCH:

Hàm Match cho kết quả là vị trí tương đối của giá trị tìm (lookup_value) trong một mảng (lookup_array) kết với một giá trị chỉ định theo thứ tự đặc biệt (match_type).

Cú pháp: MATCH(lookup_value,lookup_array,match_type)

Các tham số của hàm:

- Lookup_value: Là giá trị mà ta dùng để tìm giá trị mà ta mong muốn trong một mảng (lookup_array). Lookup_value có thể là giá trị (số, text, hoặc giá trị logic) hoặc là một tham chiếu đến một số, text, hoặc giá trị logic.

- Lookup_array: Mảng chứa các giá trị tìm kiếm. Lookup_array có thể là mảng hoặc tham chiếu mảng.

- Match_type: Là một con số xác định cách dò tìm: -1 hoặc 0 (false) hoặc 1 (true). Nếu match_type được bỏ qua thì mặc nhiên được hiểu là 1.

+ Match_type = -1: Tìm giá trị nhỏ nhất trong lookup_array, lớn hơn hay bằng giá trị dò. Lookup_array phải được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
+ Match_type = 1 (true): Tìm giá trị lớn nhất trong lookup_array, nhỏ hơn hay bằng giá trị dò. Lookup_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
+ Match_type = 0 (false): Tìm giá trị đầu tiên bằng giá trị tìm trong lookup_array. Lookup_array không cần sắp theo thứ tự nào cả.

• Nếu tìm không thấy, hàm cho giá trị là #N/A
• Không phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường.
• Nếu match_type = 0 và lookup_value là text thì trong lookup_value có thể chứa các ký tự đại diện như:

+ Dấu ?: Thay cho một ký tự bất kỳ.
+ Dấu *: Thay cho tổ hợp (nhiều) ký tự bất kỳ.

Ví dụ:

[Only registered and activated users can see links]

= MATCH(“Tôi”,A1:C1,-1) = #N/A (vì các thành phần trong mảng được sắp theo thứ tự tăng dần, trong khi đó Match_type = -1 thì phải sắp theo thứ tự giảm dần).

= MATCH(“Toi”,A1:C1,0) = 3.
= MATCH(“Anh”,A1:C1,1) = 1

Hàm MATCH: cho vị trí xuất hiện của Cell được tìm thấy trong mảng, chứ không phải là giá trị của Cell đó.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Danh mục hàm trong EXCEL

Danh mục hàm
HÀM QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU & DANH SÁCH
1. DAVERAGE
2. DCOUNT
3. DCOUNTA
4. DGET
5. DMAX
6. DMIN
7. DPRODUCT
8. DSTDEV
9. DSUM
10. DVAR
11. DVARP
12. GETPIVOTDATA
HÀM NGÀY THÁNG VÀ THỜI GIAN
1. DATE
2. DATEVALUE
3. DAY
4. DAYS360
5. EDATE
6. EOMONTH
7. HOUR
8. MINUTE
9. MONTH
10. NETWORKDAYS
11. NOW
12. SECOND
13. TIME
14. TIMEVALUE
15. TODAY
16. WEEKNUM
17. WORKDAY
18. YEAR
19. YEARFRAC
HÀM NGOẠI LAI
1. EUROCONVERT
2. SQL.REQUEST
HÀM KỸ THUẬT
1. BESSELI
2. BESSELJ
3. BESSELK
4. BESSELY
5. BIN2DEC
6. BIN2HEX
7. BIN2OCT
8. COMPLEX
9. CONVERT
10. DEC2BIN
11. DEC2HEX
12. DEC2OCT
13. DELTA
14. ERF
15. ERFC
16. GESTEP
17. HEX2BIN
18. HEX2DEC
19. HEX2CCT
20. IMABS
21. IMAGINARY
22. IMARGUMENT
23. IMCONJUGATE
24. IMCOS
25. IMDIV
26. IMEXP
27. IMLN
28. IMLOG10
29. IMLOG2
30. IMPOWER
31. IMPRODUCT
32. IMREAL
33. IMSIN
34. IMSQRT
35. SUB
36. IMSUM
37. OCT2BIN
38. OCT2DEC
39. OCT2HEX
HÀM TÀI CHÍNH
1. ACCRINT
2. ACCRINTM
3. AMORDEGRC
4. AMORLINC
5. COUPDAYBS
6. COUPDAYS
7. COUPDAYSNC
8. COUPNCD
9. COUPNUM
10. COUPPCD
11. CUMIPMT
12. CUMPRINC
13. DB
14. DDB
15. DISC
16. DOLLARDE
17. DOLLARFR
18. DURATION
19. EFFECT
20. FV
21. FVSCHEDULE
22. INTRATE
23. IPMT
24. IRR
25. ISPMT
26. MDURATION
27. MIRR
28. NOMINAL
29. NPER
30. NPV
31. ODDFPRICE
32. ODDFYIELD
33. ODDLPRICE
34. ODDLYIELD
35. PMT
36. PPMT
37. PRICE
38. PRICEDISC
39. PRICEMAT
40. PV
41. RATE
42. RECEIVED
43. SLN
44. SYD
45. TLIILEQ
46. TBILLPRICE
47. TBILLYIELD
48. VDB
49. XIRR
50. XNPV
51. YIELD
52. YIELDISC
53. YIELDMAT
HÀM THÔNG TIN
1. CELL
2. COUNTBLANK
3. ERROR.TYPE
4. INFO
5. IS
6. ISEVEN
7. ISODD
8. N
9. NA
10. TYPE
HÀM LUẬN LÝ
1. AND
2. FALSE
3. IF
4. NOT
5. OR
6. TRUE
HÀM TÌM KIẾM VÀ THAM CHIẾU
1. ADDRESS
2. AREAS
3. CHOOSE
4. COLUMN
5. COLUMNS
6. HLOOKUP
7. HYPERLINK
8. INDEX
9. INDIRECT
10. LOOKUP
11. MATCH
12. OFFSET
13. ROW
14. ROWS
15. RTD
16. TRANSPOSE
17. VLOOKUP
HÀM TOÁN HỌC
1. ABS
2. ACOS
3. ACOSH
4. ASIN
5. ASINH
6. ATAN
7. ATAN2
8. ATANH
9. CEILING
10. COMBIN
11. COS
12. COSH
13. COUNTIF
14. DEGREES
15. EVEN
16. EXP
17. FACT
18. FACTDOUBLE
19. FLOOR
20. GCD
21. INT
22. LCM
23. LN
24. LOG
25. LOG10
26. MDETERM
27. MINEVERSE
28. MMULT
29. MOD
30. MROUND
31. MULTINOMIAL
32. ODD
33. PI
34. POWER
35. PRODUCT
36. QUOTIENT
37. RADIANS
38. RAND
39. RANDETWEEN
40. ROMAN
41. ROUND
42. ROUNDDOWN
43. ROUNDUP
44. SERIESSUM
45. SIGN
46. SIN
47. SINH
48. SQRT
49. SQRTPI
50. SUBTOTAL
51. SUM
52. SUMIF
53. SUMPRODUCT
54. SUMSQ
55. SUMX2MY2
56. SUMX2PY2
57. SUMXMY2
58. TAN
59. TANH
60. TRUNC
HÀM THỐNG KÊ
1. AVEDEV
2. AVERAGE
3. AVERAGEA
4. BETADIST
5. BETAINV
6. BINOMDIST
7. CHIDIST
8. CHIINV
9. CHITEST
10. CONFIDENCE
11. CORREL
12. COUNT
13. COUNTA
14. COVAR
15. CRITBINOM
16. DEVQ
17. EXPONDIST
18. FDIST
19. FINV
20. FISHER
21. FISHERINV
22. FORECAST
23. PREQUENCY
24. FTEST
25. GAMMADIST
26. GAMMAINV
27. GAMMLN
28. GEOMEAN
29. GROWTH
30. HARMEAN
31. HYPGEOMDIST
32. INTERCEPT
33. KURT
34. LARGE
35. LINEST
36. LOGEST
37. LOGINV
38. LOGNORMDIST
39. MAX
40. MAXA
41. MEDIAN
42. MIN
43. MINA
44. MODE
45. NEGBINOMDIST
46. NORMDIST
47. NORMINV
48. NORMSDIST
49. NORMSINV
50. PEARSON
51. PERCENTILE
52. PERCENTRANK
53. PERMUT
54. POISSON
55. PROB
56. QUARTILE
57. RANK
58. RSQ
59. SKEW
60. SLOPE
61. SMALL
62. STANDARDISE
63. STDEV
64. STDEVA
65. STDEVP
66. STDEVPA
67. STEYX
68. TDIST
69. TINV
70. TREND
71. TRIMMEAN
72. TTEST
73. VAR
74. VARA
75. VARP
76. WEIBULL
77. ZTEST
HÀM XỬ LÝ CHUỖI
1. ASC
2. BAHTTEXT
3. CHAR
4. CLEAN
5. CODE
6. CONCATENATE
7. DOLLAR
8. EXACT
9. FIND
10. FIXED
11. LEFT
12. LEN
13. LOWER
14. MID
15. PROPER
16. REPLACE
17. REPT
18. RIGHT
19. SEARCH
20. SUBSTITUTE
21. T
22. TEXT
23. TRIM
24. UPPER
25. VALUE

Tìm hiểu cấu trúc Mã số thuế và Quy định chung về Mã số thuế

Tìm hiểu cấu trúc Mã số thuế và Quy định chung về Mã số thuế
Theo Thông tư số 80/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế.

1. Khái niệm mã số thuế
Mã số thuế là một dãy số được quy định theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng tổ chức hoặc cá nhân thuộc diện phải kê khai về thuế, khai báo hải quan và phí, lệ phí với cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan (sau đây gọi chung là đối tượng nộp thuế - ĐTNT). Mã số thuế được sử dụng để nhận diện đối tượng nộp thuế và được cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.


2. Đối tượng được cấp mã số thuế
Gồm tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc diện phải kê khai đăng ký thuế, kê khai hải quan, kê khai các khoản về thuế, phí, lệ phí theo quy định của các Luật thuế, Luật Hải quan và Pháp lệnh thuế, phí, lệ phí; (trừ các đối tượng chỉ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp).
3. Cấu trúc mã số thuế
Mã số thuế là một dãy số được chia thành các nhóm như sau:
N1N2- N3N4N5N6N7N8N9- N10- N11N12N13

Trong đó:

•Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng tỉnh được quy định theo Danh mục mã phân khoảng tỉnh kèm theo Thông tư này.
•Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được đánh theo số thứ tự từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
•Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho đối tượng nộp thuế độc lập và đơn vị chính.
•Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc.
4. Nguyên tắc cấp mã số thuế

Một đối tượng nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà đối tượng đó phải nộp, kể cả trường hợp đối tượng nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trên các địa bàn khác nhau.
Mã số thuế gắn với sự tồn tại của đối tượng nộp thuế. Mã số thuế đã được cấp sẽ không được sử dụng lại để cấp cho đối tượng nộp thuế khác. Đối tượng nộp thuế chấm dứt tồn tại thì mã số thuế sẽ không còn giá trị sử dụng. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chấm dứt tồn tại thì mã số thuế bị đóng và không được sử dụng lại. Mã số thuế đã cấp cho một cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc một cá nhân sẽ không thay đổi trongsuốtcuộc đời của cá nhân đó, kể cả trường hợp cá nhân đã ngừng hoạt động kinh doanh sau đó hoạt động kinh doanh trở lại thì vẫn phải sử dụng lại mã số thuế đã được cấp trước đó. Cơ quan Thuế chỉ cấp mã số thuế duy nhất một lần cho một cá nhân đăng ký thuế.


4.1. Mã số thuế 10 số (N1N2 - N3N4N5N6N7N8N9-N10 ) được cấp cho:

•Doanh nghiệp nhà nước gồm: doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty;
•Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam; Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm nộp hộ thuế cho các nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam trực tiếp kê khai, nộp thuế; nhà thầu là người điều hành hoặc công ty điều hành hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; Chi nhánh của công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
•Chủ dự án, các nhà thầu chính nước ngoài của các dự án ODA, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam phải đăng ký thuế để được hoàn thuế;
•Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh;
•Hợp tác xã;
•Chủ doanh nghiệp tư nhân;
•Cá nhân, chủ hộ kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác;
•Cá nhân nộp thuế theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
•Đơn vị được uỷ quyền thu thuế, đơn vị thu phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật;
•Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác.
4.2. Mã số thuế 13 số (N1N2- N3N4N5N6N7N8N9 -N10-N11N12N13) được cấp cho:

•Các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế;
•Doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty;
•Nhà thầu tham gia hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí (trừ nhà thầu điều hành hợp đồng); nhà thầu, nhà thầu phụ không trực tiếp nộp thuế với cơ quan Thuế.
•Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng công ty và doanh nghiệp có phát sinh nộp thuế;
•Chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, chủ hộ kinh doanh có các cơ sở, cửa hành kinh doanh đóng tại các địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc tỉnh khác nhau thì ngoài mã số thuế chính 10 số còn được cấp các mã số thuế 13 số để kê khai nộp thuế cho các cơ sở, cửa hàng kinh doanh với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế cơ sở, cửa hàng này.
•Xã viên hợp tác xã, các cá nhân thuộc các tổ chức kinh tế kinh doanh theo phương thức nhận khoán, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế.
Các đối tượng quy định tại điểm 4.2 trên được gọi là các “Đơn vị trực thuộc”. Đơn vị có các đơn vị trực thuộc được gọi là “Đơn vị chủ quản”. Các đơn vị trực thuộc không phân biệt hình thức hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc đều được cấp mã số thuế 13 số.
Các đơn vị chịu sự quản lý của đơn vị trực thuộc nhưng đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế thì đơn vị chủ quản (có mã số thuế 10 số) của đơn vị trực thuộc phải thực hiện kê khai các đơn vị này vào “Bản kê các đơn vị trực thuộc”để cơ quan Thuế cấp mã số thuế 13 số. Trường hợp đơn vị chủ quản không kê khai bổ sung đơn vị trực thuộc thì các đơn vị này phải thực hiện kê khai đăng ký mã số thuế trực tiếp với cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế gửi Thông báo mã số thuế 10 số để đơn vị sử dụng trong việc kê khai, nộp thuế.


5. Chứng nhận cấp mã số thuế

5.1. Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Các đối tượng nộp thuế thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký mã số thuế được cơ quan Thuế chứng nhận cấp mã số thuế bằng “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” theo mẫu số 10-MST.
5.2. Thẻ mã số thuế cá nhân: Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký mã số thuế được cấp “Thẻ mã số thuế cá nhân” theo mẫu số 12-MST kèm theo Thông tư này.
5.3. Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu: Đối tượng nộp thuế có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu khi kê khai hồ sơ đăng ký thuế và kê khai đăng ký mã số xuất nhập khẩu theo hướng dẫn tại điểm 4 Mục II của Thông tư này sẽ được cấp “Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu” ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Đối tượng nộp thuế có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng “Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu” khi làm các thủ tục khai báo về xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan.
5.4. Thông báo mã số thuế: các trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì được cơ quan Thuế cấp Thông báo mã số thuế theo mẫu số 11-MST.
6. Thay đổi thông tin đăng ký thuế
ĐTNT có thay đổi các nội dung đã kê khai đăng ký thuế, phải kê khai bổ sung với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế theo mẫu 08-MST.
7. Đóng mã số thuế
Đóng mã số thuế là việc cơ quan Thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng. Mã số thuế bị đóng khi các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại, cá nhân chết, mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Cơ quan Thuế thông báo công khai danh sách các mã số thuế đã bị đóng. Mã số thuế bị đóng thì Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Chứng nhận mã số xuất nhập khẩu sẽ không còn hiệu lực sử dụng. Đối tượng nộp thuế không được sử dụng mã số thuế đã được cơ quan Thuế thông báo đóng mã số thuế.


8. Hủy Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu
Tổ chức, cá nhân được cấp Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu, nếu bị đóng mã số thuế, ngừng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc bị cơ quan Hải quan đình chỉ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ bị huỷ Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế.


(website chính phủ)