Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm trong Phần mềm kế toán DN APRO-DN


PrintE-mail

Giá thành sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất, kinh doanh. Biết được giá thành sản phẩm thì DN mới xấy dựng được giá bán sản phẩm và hạch toán được lãi lỗ.

Việc tính được giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất luôn là vấn đề “đau đầu” đối với các nhà hạch toán chi phí do tính phức tạp của quá trình sản xuât và các yếu tố chi phí có liên quan.

Phần mềm kế toán Apro đã giải quyết được một cách tổng quát cho bài toán tính giá thành nói trên. Qui trình hạch toán giá thành sản phẩm trong Phần mềm Kế toán Apro như sau:
Các căn cứ để tính giá thành sản xuất

- Yếu tố chi phí: Các chi phí sản xuất được phân loại theo nhiếu yếu tố: Nguyên vật liệu, nhân công, năng lượng, ….Giá thành của một sản phẩm phải là tập hợp chi phí của từng yếu tố riêng rẽ. Khi biết được chi phí theo từng yếu tố, nhà sản xuất mới biết được có thể giảm giá thành sản phẩm được hay không và giảm những yếu tố nào là quyết định.

- Công đoạn sản xuất: Quá trình sản xuất thường bao gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn cho ra một sản phẩm khác nhau và sản phẩm của công đoạn trước cũng là nguyên liệu cho sản phẩm công đoạn sau.

- Sản phẩm dở dang: Giá thành sản phẩm được hạch toán theo từng tháng, tuy nhiên quá trình sản xuất lại diễn ra liên tục, vì vậy luôn có các sản phẩm dở dang từ tháng trước, năm trước chuyển qua và các sản phẩm dở dang từ tháng này chuyển sang tháng sau, năm sau

Khai báo đầu kỳ:

1. Danh mục sản phẩm: Mỗi sản phẩn phải có các thông tin sau:
+ Mã sản phẩm,
+Tên sản phẩm
+ ĐVT
+ Công đoạn SX: Sản phẩm thuộc công đoạn nào
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được dự tính ban đầu khi xây dựng phương án sản xuất sản phẩm này.

2. Danh mục yếu tố chi phí: Tối thiểu có 3 yếu tố : Nguyên vật liệu (NVL), nhân công (NC) và Chi phí khác.

Ngoài ra có thể bổ sung thêm các yếu tố theo nhu cầu quản lý của từng DN.

3. Danh mục Tài khoản: TK 154 được chi tiết theo công đoạn SX, yếu tố chi phí. (Không chi tiết theo sản phẩm).
+ 154 Chi phí SXKD dở dang
+ 1541 CP SXKD dở dang – Công đoạn 1
+ 15411 CP SXKD dở dang – CĐ 1- CP NVL
+ 15412 CP SXKD dở dang – CĐ 1- CP NC
+ 15413 CP SXKD dở dang – CĐ 1- CP KHTSCĐ
......
+ 15418 CP SXKD dở dang – CĐ 1- CP khác
+ 1541A CP SXKD dở dang – CĐ 1 Dư cuối kì.
+ 1542 CP SXKD dở dang – Công đoạn 2
.........
Các TK này nếu có phân bổ thì đặt thuộc tính phân bổ.
Đối với các DN hạch toán chi phí vào TK 621, 622, 627 thì sẽ có bước kết chuyển từ các TK 621, 622, 627 vào TK 154 ương ứng

4. Chọn TK tính giá thành: Nếu chưa có TK tính GT thì kích vào Nạp TK. Chỉ lấy các TK chi tiết.

5. Chọn công đoạn SX cho TK: Nếu chưa có TK , kích vào Nạp TK. Sau đó nhập công đoạn SX cho từng TK.

Khai báo đầu hàng tháng

1. Bảng định mức nguyên vật liệu: Đối với những sản phẩm có định mức nguyên vật liệu (một phần hany tất cả) thì phải lập bảng định mức tiêu hao NVL cho từng sản phẩm theo tháng. Bảng định mức này chi tiết số lượng đến từng nguyên vật liệu. Tháng sau có thể lấy định mức từ tháng trước chuyển sang và điều chỉnh lại (nếu cần).
2. Bảng định mức các yếu tố chi phí khác NVL: Một số sản phẩm, ngoài NVL còn có những chi phí khác cũng có định mức như nhân công, đện nước ..Những yếu tố này được qui thành tiền trong bảng định mức.
3. Bảng phân bổ chi phí cho các SP: Các TK chi phí phân bổ sẽ được phân bổ cho từng SP. Bảng này lập theo từng tháng (có thể chuyển từ tháng khác sang). Hàng tháng có thể điều chỉnh lại.

Nghiệp vụ hàng ngày

1. Lập các chứng từ phát sinh chi phí vào TK tính giá thành : Các chi phí này có thể phát sinh từ các phiếu chi, báo nợ ngân hàng, phiếu xuất kho cho sản xuất, phiếu trích khấu hao TSCĐ hoặc phiếu kế toán.
2. Lập phiếu nhập kho sản phẩm và phiếu xuất định mức NVL (nếu có).
3. Lập phiếu trích chi phí các yếu tố khác NVL (nếu có)

Công việc cuối tháng

1. Cân đối các TK.

2. Kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang và xác định tỷ lệ hoàn thành trung bình của mỗi loại SP (ví dụ SP A có số lương đang SX dở là 20 chiếc và tỷ lệ hoàn thành TB của mỗi SP là 65%).
3. Hạch toán giá thành sản phẩm: Bao gồm 5 bước .

a. Tập hợp chi phí phát sinh: Apro lấy phát sinh từ các TK tính giá thành trong bảng Cân đối TK.
b. Tính số lượng SP: Apro Tổng hợp số lượng sản phẩm hoàn thành đã được nhập kho trong tháng và số lượng sản phẩm dở dang với tỷ lệ hoàn thành lấy từ bảng kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang. Số lượng sản phẩm tổng cộng được tính bằng tổng số lượng sản phẩm hoàn thành cộng với số lượng sản phẩm dở dang x tỷ lệ hoàn thành.
c. Chi phí phân bổ: Chi phí phân bổ là chi phí phát sinh của các TK phân bổ được Apro phân bổ cho các sản phẩm theo bảng tỷ lệ đã được cập nhật đầu tháng cho từng sản phẩm.
d. Chi phí trực tiếp: Apro Tổng hợp các chi phí đã được chỉ định trực tiếp cho từng sản phẩm, bao gồm các chi phí định mức và không định mức.
e. Tổng hợp chi phí: Apro Tổng hợp tất cả các chi phí bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ, Chi phí định mức, chi phí trực tiếp, chi phí phân bổ và chi phí dở dang cuối kỳ.

f. Giá thành sản phẩm : Là kết quả của việc hạch toán giá thành, cho biết giá thành đơn vị của một sản phẩm bao gồm giá thành tổng và giá thành theo từng yếu tố chi phí.
4. In Báo cáo giá thành:
a. Báo cáo giá thành theo loại chi phí: Trực tiếp, định mức, phân bổ
b. Báo cáo giá thành theo yếu tố chi phí.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Hướng dẫn mới của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa chính thức có hướng dẫn thêm về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong Công văn 1329/BTC-TCT ngày 29/1/2010 về việc thực hiện Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công hàng tháng để đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.

Khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của doanh nghiệp là khoản bắt buộc. Doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đối với khoản đóng bảo hiểm không vượt quá mức quy định.

Chi phí không được trừ thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Tỷ lệ nộp thuế trên doanh thu bán hàng hoá của đơn vị sự nghiệp

Bộ Tài chính cũng đã hướng dẫn nộp thuế ấn định theo tỷ lệ trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ đối với các đơn vị sự nghiệp.

Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN (tương ứng với mức thuế suất 25%) sau khi đã thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế TNDN (nếu có) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ. Cụ thể, đối với dịch vụ là 5%, kinh doanh hàng hoá – 1%, hoạt động khác – 2%.

Theo đó, đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN mà đơn vị sự nghiệp hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp thuộc diện áp dụng ưu đãi thuế TNDN để được hưởng ưu đãi thuế TNDN phải thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định; đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai và khi áp dụng ưu đãi thuế TNDN không áp dụng tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu nêu trên.

Áp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Doanh nghiệp thực hiện dự án xây dựng nhà để bán trước năm 2008, trong đó có một số căn nhà hoàn thành đã bán có kèm theo chuyển quyền sử dụng đất. Dự án hoàn thành từ năm 2009 trở đi thì khi quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ dự án, doanh nghiệp phải tách riêng các căn nhà đã bàn giao cho khách hàng kèm theo chuyển quyền sử dụng đất từ năm 2008 trở về trước và đã nộp thuế theo các quy định của chính sách thuế từ năm 2008 trở về trước thì tính và nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật Thuế TNDN dố 09/2003/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các căn nhà đã bán kèm theo chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2009 trở đi tính và nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất, thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai, không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất, cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay chưa có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất.

Như vậy, từ ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu nhập từ cho thuê lại đất thuộc diện phải nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

Khi kỳ tính thuế khác với năm dương lịch

Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế năm 2008 áp dụng chính sách thuế TNDN theo Thông tư số 134/2007/TT-BTC; kỳ tính thuế năm 2009 áp dụng chính sách thuế TNDN theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC.

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch mà không được hưởng thuế suất thuế TNDN ưu đãi thì khi tính thuế TNDN phải nộp được phân bổ thuế suất thuế TNDN 25% tương ứng với số tháng phát sinh trong năm 2009.

Ví dụ doanh nghiệp có kỳ tính thuế từ ngày 1/10/2008 đến 30/9/2009 là một kỳ tính thuế: Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng thuế suất phổ thông, không được hưởng thuế suất ưu đãi thì khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp được phân bổ số thuế phải nộp như sau:

Số thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế/12 tháng) x 3 tháng x 28% + (Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế/12 tháng) x 9 tháng x 25%.

Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm

Doanh nghiệp có lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Như vậy, các khoản lỗ phát sinh từ năm 2009 trở đi, thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Các khoản lỗ phát sinh trước năm 2009 thực hiện chuyển lỗ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại thời điểm đó, nếu sang năm 2009 vẫn còn thời gian chuyển lỗ còn lại thì thời gian chuyển lỗ còn lại tính liên tục.

Những trường hợp ưu đãi thuế

Doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 1/1/2009 không thuộc diện ưu đãi đầu tư và không được hưởng ưu đãi thuế TNDN nay có đủ điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP và Thông tư 130/2008/TT-BTC thì không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP và Thông tư 130/2008/TT-BTC cho thời gian ưu đãi còn lại trừ trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá có đủ điều kiện thuộc Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn về lĩnh vực xã hội hoá ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ được chuyển sang hưởng ưu đãi theo hướng dẫn tại Khoản 5 Phần I Thông tư 130/2008/TT-BTC.

Cơ sở sản xuất mới thành lập và đã có Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập từ ngày 1/1/2007 đến trước ngày 1/1/2009 thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC căn cứ theo điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng. Cách xác định thời gian miễn, giảm thuế từ kỳ tính thuế năm 2009 thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 4 Phần I Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Cơ sở sản xuất mới thành lập từ ngày 1/1/2009 nếu không đáp ứng các điều kiện ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 124/2008/NĐ-CP; Thông tư 130/2008/NĐ-CP thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Nghị định 124/2008/NĐ-CP, Thông tư 130/2008/TT-BTC.


hướng dẫn hạch toán kế toán cho thuê nhà xưởng

2- Kế toán TSCĐ thuê hoạt động
2.1. Khi xác định chi phí tiền thuê tài sản là thuê hoạt động phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán, hoặc
Có các TK 111, 112,...
2.2. Trường hợp doanh nghiệp phải trả trước tiền thuê tài sản là thuê hoạt động cho nhiều kỳ.
a. Khi xuất tiền trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Số trả cho kỳ này)
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112...
b. Định kỳ, phân bổ tiền thuê tài sản là thuê hoạt động đã trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 142 - Chi phí trả trước, hoặc
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
D. Hướng dẫn kế toán cho thuê tài sản là cho thuê hoạt động
1- Ghi nhận TSCĐ cho thuê hoạt động
1.1- Cho thuê hoạt động là bên cho thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản cho thuê. Bên cho thuê vẫn ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp cho thuê.
1.2- Doanh thu cho thuê tài sản từ cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê mà không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.
1.3- Chi phí cho thuê hoạt động trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản cho thuê hoạt động và số chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận ngay hoặc phân bổ dần cho suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu.
1.4- Khấu hao tài sản cố định cho thuê hoạt động theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình hoặc Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình phù hợp với chính sách khấu hao của doanh nghiệp.
2- Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động
2.1- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (Được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ)
Nợ TK 142- Chi phí trả trước, hoặc
Nợ TK 242- Chi phí trả trước dài hạn
Có các TK 111, 112, 331,...
2.2- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
a- Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ:
- Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tiền cho thuê chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
b- Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
- Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)
Có các TK 111, 112 (Tổng số tiền trả lại).
2.3- Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.
a- Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ.
- Khi phát hành hoá đơn dịch vụ cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán).
- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
b- Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động cho nhiều năm, ghi:
Nợ các TK 111, 112... (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận trước).
Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 111, 112,... (Tổng số tiền trả lại).
2.4- Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động).
Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.
2.5- Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 142- Chi phí trả trước
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn.
Đ. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính
1. Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính
Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán. Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản. Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
2- Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính
2.1. Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ.
a. Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131(Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác (Theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b. Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo bút toán 2.2.c và 2.2.d - Phần B "Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính".
c. Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ- Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.
d. Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp thời gian thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642,...
2.2. Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ.
a. Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b. Các bút toán ghi nhận tài sản, nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ và tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính thực hiện theo bút toán 2.2.c, 2.2.d và 2.2.g - Phần B "Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính".
c. Định kỳ, kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
E. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động
1- Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động
1.1- Nếu giá bán được thoả thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hoặc lãi phải được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh;
1.2- Nếu giá bán được thoả thuận thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản tiền thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường, thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng;
1.3- Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà phải được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng;
1.4- Đối với thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh.
2- Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn"
Bổ sung thêm nội dung bên Nợ TK 242:
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động.
Bổ sung thêm nội dung bên Có TK 242:
- Phân bổ số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong suốt thời hạn thuê lại tài sản.
3 - Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động
3.1. Khi bán TSCĐ và thuê lại, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, kế toán phản ánh giao dịch bán theo các trường hợp sau:
a- Nếu giá bán được thoả thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hay lãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, căn cứ vào hoá đơn chứng từ:
- Phản ánh số thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số đã hao mòn - Nếu có)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b- Nếu giá bán được thoả thuận ở mức thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay, kế toán ghi sổ các bút toán như ở điểm 3.1(a).
Trường hợp giá bán và thuê lại TSCĐ thấp hơn giá trị hợp lý nhưng mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong thời gian thuê tài sản, ghi:
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, phản ánh thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán của TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá trị còn lại của TSCĐ lớn hơn giá bán)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.
- Trong các kỳ tiếp theo phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
c - Nếu giá bán và thuê lại tài sản cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng còn số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại được ghi nhận ngay là một khoản lãi hay lỗ trong kỳ.
c.1- Căn cứ vào hoá đơn GTGT bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 711 - Thu nhập khác (Tính bằng giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm giá trị TSCĐ bán và thuê lại:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.
c.2 - Định kỳ, phân bổ số lãi về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642.
3.2. Định kỳ, xác định tiền thuê TSCĐ phải trả, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.