Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm trong Phần mềm kế toán DN APRO-DN


PrintE-mail

Giá thành sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất, kinh doanh. Biết được giá thành sản phẩm thì DN mới xấy dựng được giá bán sản phẩm và hạch toán được lãi lỗ.

Việc tính được giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất luôn là vấn đề “đau đầu” đối với các nhà hạch toán chi phí do tính phức tạp của quá trình sản xuât và các yếu tố chi phí có liên quan.

Phần mềm kế toán Apro đã giải quyết được một cách tổng quát cho bài toán tính giá thành nói trên. Qui trình hạch toán giá thành sản phẩm trong Phần mềm Kế toán Apro như sau:
Các căn cứ để tính giá thành sản xuất

- Yếu tố chi phí: Các chi phí sản xuất được phân loại theo nhiếu yếu tố: Nguyên vật liệu, nhân công, năng lượng, ….Giá thành của một sản phẩm phải là tập hợp chi phí của từng yếu tố riêng rẽ. Khi biết được chi phí theo từng yếu tố, nhà sản xuất mới biết được có thể giảm giá thành sản phẩm được hay không và giảm những yếu tố nào là quyết định.

- Công đoạn sản xuất: Quá trình sản xuất thường bao gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn cho ra một sản phẩm khác nhau và sản phẩm của công đoạn trước cũng là nguyên liệu cho sản phẩm công đoạn sau.

- Sản phẩm dở dang: Giá thành sản phẩm được hạch toán theo từng tháng, tuy nhiên quá trình sản xuất lại diễn ra liên tục, vì vậy luôn có các sản phẩm dở dang từ tháng trước, năm trước chuyển qua và các sản phẩm dở dang từ tháng này chuyển sang tháng sau, năm sau

Khai báo đầu kỳ:

1. Danh mục sản phẩm: Mỗi sản phẩn phải có các thông tin sau:
+ Mã sản phẩm,
+Tên sản phẩm
+ ĐVT
+ Công đoạn SX: Sản phẩm thuộc công đoạn nào
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được dự tính ban đầu khi xây dựng phương án sản xuất sản phẩm này.

2. Danh mục yếu tố chi phí: Tối thiểu có 3 yếu tố : Nguyên vật liệu (NVL), nhân công (NC) và Chi phí khác.

Ngoài ra có thể bổ sung thêm các yếu tố theo nhu cầu quản lý của từng DN.

3. Danh mục Tài khoản: TK 154 được chi tiết theo công đoạn SX, yếu tố chi phí. (Không chi tiết theo sản phẩm).
+ 154 Chi phí SXKD dở dang
+ 1541 CP SXKD dở dang – Công đoạn 1
+ 15411 CP SXKD dở dang – CĐ 1- CP NVL
+ 15412 CP SXKD dở dang – CĐ 1- CP NC
+ 15413 CP SXKD dở dang – CĐ 1- CP KHTSCĐ
......
+ 15418 CP SXKD dở dang – CĐ 1- CP khác
+ 1541A CP SXKD dở dang – CĐ 1 Dư cuối kì.
+ 1542 CP SXKD dở dang – Công đoạn 2
.........
Các TK này nếu có phân bổ thì đặt thuộc tính phân bổ.
Đối với các DN hạch toán chi phí vào TK 621, 622, 627 thì sẽ có bước kết chuyển từ các TK 621, 622, 627 vào TK 154 ương ứng

4. Chọn TK tính giá thành: Nếu chưa có TK tính GT thì kích vào Nạp TK. Chỉ lấy các TK chi tiết.

5. Chọn công đoạn SX cho TK: Nếu chưa có TK , kích vào Nạp TK. Sau đó nhập công đoạn SX cho từng TK.

Khai báo đầu hàng tháng

1. Bảng định mức nguyên vật liệu: Đối với những sản phẩm có định mức nguyên vật liệu (một phần hany tất cả) thì phải lập bảng định mức tiêu hao NVL cho từng sản phẩm theo tháng. Bảng định mức này chi tiết số lượng đến từng nguyên vật liệu. Tháng sau có thể lấy định mức từ tháng trước chuyển sang và điều chỉnh lại (nếu cần).
2. Bảng định mức các yếu tố chi phí khác NVL: Một số sản phẩm, ngoài NVL còn có những chi phí khác cũng có định mức như nhân công, đện nước ..Những yếu tố này được qui thành tiền trong bảng định mức.
3. Bảng phân bổ chi phí cho các SP: Các TK chi phí phân bổ sẽ được phân bổ cho từng SP. Bảng này lập theo từng tháng (có thể chuyển từ tháng khác sang). Hàng tháng có thể điều chỉnh lại.

Nghiệp vụ hàng ngày

1. Lập các chứng từ phát sinh chi phí vào TK tính giá thành : Các chi phí này có thể phát sinh từ các phiếu chi, báo nợ ngân hàng, phiếu xuất kho cho sản xuất, phiếu trích khấu hao TSCĐ hoặc phiếu kế toán.
2. Lập phiếu nhập kho sản phẩm và phiếu xuất định mức NVL (nếu có).
3. Lập phiếu trích chi phí các yếu tố khác NVL (nếu có)

Công việc cuối tháng

1. Cân đối các TK.

2. Kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang và xác định tỷ lệ hoàn thành trung bình của mỗi loại SP (ví dụ SP A có số lương đang SX dở là 20 chiếc và tỷ lệ hoàn thành TB của mỗi SP là 65%).
3. Hạch toán giá thành sản phẩm: Bao gồm 5 bước .

a. Tập hợp chi phí phát sinh: Apro lấy phát sinh từ các TK tính giá thành trong bảng Cân đối TK.
b. Tính số lượng SP: Apro Tổng hợp số lượng sản phẩm hoàn thành đã được nhập kho trong tháng và số lượng sản phẩm dở dang với tỷ lệ hoàn thành lấy từ bảng kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang. Số lượng sản phẩm tổng cộng được tính bằng tổng số lượng sản phẩm hoàn thành cộng với số lượng sản phẩm dở dang x tỷ lệ hoàn thành.
c. Chi phí phân bổ: Chi phí phân bổ là chi phí phát sinh của các TK phân bổ được Apro phân bổ cho các sản phẩm theo bảng tỷ lệ đã được cập nhật đầu tháng cho từng sản phẩm.
d. Chi phí trực tiếp: Apro Tổng hợp các chi phí đã được chỉ định trực tiếp cho từng sản phẩm, bao gồm các chi phí định mức và không định mức.
e. Tổng hợp chi phí: Apro Tổng hợp tất cả các chi phí bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ, Chi phí định mức, chi phí trực tiếp, chi phí phân bổ và chi phí dở dang cuối kỳ.

f. Giá thành sản phẩm : Là kết quả của việc hạch toán giá thành, cho biết giá thành đơn vị của một sản phẩm bao gồm giá thành tổng và giá thành theo từng yếu tố chi phí.
4. In Báo cáo giá thành:
a. Báo cáo giá thành theo loại chi phí: Trực tiếp, định mức, phân bổ
b. Báo cáo giá thành theo yếu tố chi phí.

Không có nhận xét nào: