Thứ Hai, 19 tháng 10, 2009

Hạch toán mua TSCĐ trả góp qua ngân hàng

Khi mua xe, bên NH đã đưa cho bạn hóa đơn thì bạn hạch toán bình thường, lệ phí trước bạ bạn cộng vào nguyên giá. bên mình cũng mua qua vay vốn NH, mình hạch toán:
- Khi có đủ chứng từ và nhận TS:
Nợ 211
Nợ 133
Có 112 : số tiền cty đã trả
Có 341 : số tiền cty vay của NH
- Hàng tháng phải trả cả gốc và lãi ghi:
Nợ 341 : số tiền gốc
Nợ 635 : số tiền lãi
Có 112
tại ngày kết thúc niên độ, chuyển nợ dài hạn thành dài hạn đến hạn trả đối với khoản tiền phải trả trong vòng một năm.

Theo hợp đồng, nếu số sẽ phải trả cho NH năm tới (năm2008) là 100tr thì tại thời điểm 31/12/2007 bạn phải hạch toán:
Nợ 341 /Có 315: 100tr

Trong năm 2008, khi thanh toán tiền:
Nợ 315/Có111: 100tr



1: N211:1000tr
N133:100tr
N242:300tr
C331:1400tr
2:N331:500tr/C112:500tr
3:Định kỳ trả tiền cho người bán
3a: trả tiền cả gốc và lãi: N331:25tr/C111,112:25tr
3b: tính vào Chi phí sỗ lãi trả chậm: N635:8.3tr/C242:8.3tr


Công ty có vốn đầu tư nước ngoài mua trả góp một số công cụ sản xuất có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (hơn 1 năm). Chúng tôi phải hạch toán như thế nào, có thể sử dụng tài khoản 242 để phân bổ dần vào tài khoản 635 không?

trả lời
Đối với các khoản chi phí liên quan đến nhiều kỳ hoạt động kinh doanh hoặc chi phí trả trước thì được tập hợp vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn và được phân bổ dần trong thời gian 3 năm. Theo chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 242 thì chi phí trả trước dài hạn bao gồm lãi mua hàng trả chậm, trả góp. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên 1 năm thì được ghi nhận vào tài khoản 242 và phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Như vậy, trường hợp công ty mua hàng trả góp, nếu số lượng hàng hóa mua trả góp còn tồn kho nhiều thì công ty hạch toán tiền lãi trả góp vào tài khoản 242 để phân bổ dần vào tài khoản 635 phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo hướng dẫn tại điểm 3, mục III Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài chính, công cụ sản xuất có thời gian sử dụng trên 1 năm có thể phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo một trong hai phương pháp phân bổ sau: phân bổ hai lần (phân bổ lần đầu bằng 50% giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng và phân bổ lần hai khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời gian sử dụng theo quy định) hoặc phân bổ nhiều lần.

Không có nhận xét nào: